Lỗi “No boot device found” khi khởi động máy tính là một trong những lỗi thường gặp khi khởi động máy tính nếu các bạn cài đặt sai chuẩn. Vậy nguyên nhân gây ra lỗi là do đâu? và cách khắc phục lỗi nàu như thế nào hiệu quả? Để trả lời cho các mắc thắc này, hãy cùng Vietnamobile.info tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây ra lỗi “No boot device found” khi khởi động máy tính
- Do máy tính của bạn đã cài đặt sai chuẩn khởi động trong BIOS, đây là một dạng phần mềm tập hợp các hướng dẫn giúp cho máy tính, laptop của bạn đang hoạt động một cách bình thường.
- Để khắc phục tình trạng này các bạn chỉ cần cài đặt đúng chuẩn khởi động phù hợp với thiết bị mà bạn đang dùng là được. Khi phần mềm đã được tải hợp thì lỗi Error, boot device not found sẽ không thể xảy ra nữa.
Hướng dẫn cách fix lỗi “No Boot Device Found” khi khởi động máy tính
Để khắc phục lỗi “No Boot Device Found” khi khởi động máy tính hiệu quả các bạn chỉ cần thực hiện đúng theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Trước tiên, bạn nên truy cập vào BIOS của máy tính bằng cách nhấn Phím F2 (Tại ví dụ này, chúng tôi đang sử dụng laptop Dell để hướng dẫn).
- Mỗi hãng máy tính laptop trên thị trường đều sẽ có cách vào BIOS và Boot Menu khác nhau:
- Máy tính SONY Vaio: Vào BIOS -> nhấn F2; Recovery -> nhấn F10; Để boot vào đĩa CD/ DVD thì các bạn cần bỏ đĩa vào ổ đĩa rồi khởi động lại máy, hệ thống sẽ tự động Boot vào ổ đĩa của bạn (SONY đã mặc định là Boot ở CD/ DVD)
- Máy tính HP-Compaq: Vào BIOS -> Nhấn F10; chọn Boot -> Nhấn F9; Recovery -> Nhấn F11
- Máy tính Lenovo-IBM: Vào BIOS -> nhấn F1 có máy là F2; Chọn boot -> nhấn F12; Recovery -> nhấn phím xanh ThinkVantage
- Máy Acer- Emachines-MSI-Gateway: Chọn Boot -> nhấn F12; Vào BIOS -> nhấn F2 (thông thường chức năng Menu boot bị Disible phải vào Enale mới bấm F12 được)
- Máy tính Asus: Vào BIOS -> nhấn F2; Chọn Boot -> nhấn ESC
- Máy tính Toshiba: Ấn giữ phím ESC rồi ấn liên tục F1 hoặc F2
- NOTE: Đối với các dòng laptop không có trong danh sách trên, để truy cập vào BIOS các bạn có thể thử lần lượt các phím DEL, F1, F2, F10 đây là các phím thường dùng để vào BIOS. Đối với các dòng máy tính PC thì các bạn có thể thử phím DEL và phím F2.
- Bước 2: Tại mục Menu Settings, các bạn hãy chọn General rồi click chọn Boot Sequence. Sau đó, hãy nhìn sang bên phải mục Boot List Options sẽ thấy máy tính của bạn đang ở chế độ Legacy.
- Bước 3: Trong Boot List Option các bạn hãy click để chuyển chế độ Boot của máy. Nếu ổ cứng của bạn đang ở định dạng là MBR thì theo chuẩn LEGACY. Và ngược lại, nếu ổ cứng của bạn đang ở định dạng GPT thì theo chuẩn UEFI. Hãy chuyển đổi sao cho phù hợp rồi nhấn Apply để lưu lại nhé!
Khi lựa chọn đúng chuẩn cho máy tính, thì các bạn sẽ không còn phải lo lắng về việc màn hình máy tính, laptop đen phiền toái nữa. Ngoài BIOS ra thì vẫn còn có UEFI hỗ trợ máy tính khởi động.
Hi vọng với bài viết cách sửa lỗi “No Boot Device Found” khi khởi động máy tính sẽ hữu ích với các bạn.
Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!